Tháng 5/2019, chính quyền Trump đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, buộc các công ty Mỹ phải xin phép chính phủ trước khi kinh doanh với hãng này. Hậu quả là Google phải rút giấy phép sử dụng Android của Huawei trên các thiết bị mới.
Ảnh minh họa: AP
Đây được xem là đòn chí mạng với công ty Trung Quốc vì nó đồng nghĩa smartphone Huawei không được cài trước các ứng dụng nổi tiếng như bản đồ, Gmail, tìm kiếm, YouTube… Dù điện thoại Huawei vẫn phổ biến tại các nước phương Tây, nguyên nhân khiến chúng được ưa chuộng là người dùng có thể truy cập các dịch vụ, ứng dụng phổ biến.
Huawei tung ra Mate 30, flagship đầu tiên không có ứng dụng Google vào tháng 9/2019. Flagship sắp tới, P40, cũng không có Google Mobile Services. Giải pháp mà công ty đưa ra là cố gắng xây dựng hệ sinh thái riêng. Họ tổ chức ngày hội lập trình viên tại Luân Đôn (Anh) vào tuần trước, thông báo đầu tư 26 triệu USD cho giới lập trình viên Anh và Ireland để viết ứng dụng cho Huawei App Gallery.
Giám đốc công ty cũng nhân cơ hội “dìm” các đối thủ như App Store, Play Store. Đặc biệt, họ nhắc tới việc Huawei chỉ lấy 15% doanh thu từ nhà phát triển thay vì 30% như Apple và Google. Lập trình viên có thể tiếp thị ứng dụng trên màn hình chủ của người dùng.
Hiện tại, điện thoại Huawei mới Văn phòng dịch thuật đang chạy Android nguồn mở. Công ty chưa rõ ràng về việc thay thế Android bằng Harmony, hệ điều hành tự phát triển. Dù vậy, gần đây, một quan chức gợi ý Harmony sẽ sẵn sàng vào giữa năm 2020.
Số lượng ứng dụng trên Huawei App Gallery còn vô cùng khiêm tốn so với Google. Amazon, Snapchat, TikTok và Fornite đều có mặt nhưng thiếu vắng nhiều cái tên quen thuộc khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét